Góc nhìn

Luân hồi

Bài 10: Sự mất mát trong ánh nhìn trí tuệ

Mất mát trong một đời người thì nhiều lắm, muôn vàn kiểu, không thể liệt kê; và chắc chắn luôn mang lại sự đau buồn.                                                                                                                                                                                      

Hôm nay, tôi muốn nói với các anh chị về sự mất mát; có lẽ, ai nghe cũng hiểu ngay mất mát nghĩa là gì; và có lẽ, ai trong chúng ta mà chẳng có một hay nhiều lần từng mất mát…

Mất mát trong một đời người thì nhiều lắm, muôn vàn kiểu, không thể liệt kê; và chắc chắn luôn mang lại sự đau buồn; sự đau buồn này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, và có khi kéo dài đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Mất mát có khi là mất đi đất nước của chính mình, có thể là quyền lợi lớn hay nhỏ, là tiền bạc của cải, là tài sản đất đai nhà cửa, là cơ hội học hành hay công việc làm ăn, là cơ hội thăng chức tăng lương, là tình cảm tình yêu, là một bộ phận cơ thể…

Khi gặp phải sự mất mát, dĩ nhiên ai cũng cảm thấy đau khổ tột cùng; sự mất mát càng nhiều thì nỗi đau càng lớn; nhưng có lẽ, không có nỗi đau mất mát nào cụ thể và rõ rệt hơn là nỗi đau khi mất đi người thân, người mình thương yêu.

Khi mất đi người thân yêu, nỗi đau buồn thường sâu sắc và dai dẳng; nếu người thân của chúng ta mất đi một cách đột ngột, thì thông thường sẽ là một bi kịch, một cú sốc; còn nếu người ấy mất đi sau một cơn bạo bệnh, thì nỗi đau đó đã được báo trước.

Đối với từng người, cảm giác đau khổ khi mất người thân nó khác nhau; nhưng tựu chung, đó có thể là những cảm giác như: Mất đi một vai trò quan trọng trong đời; mất sự tự tin của bản thân; mất phong cách sống đã lựa chọn; mất đi sự an toàn và cảm giác an toàn; mất đi cấu trúc gia đình đã thân thuộc; mất đi cách thức quen thuộc liên quan tới gia đình và bạn bè; mất đi quá khứ; mất đi tương lai; mất phương hướng; mất đi ước mơ; mất niềm tin; mất đi sự chia sẻ với người thân; mất khả năng tập trung; mất khả năng xem xét các lựa chọn; mất khả năng đưa ra quyết định; mất đi tính hài hước; mất sức khỏe; mất niềm vui và hạnh phúc nội tại; mất đi sự kiên nhẫn với bản thân…



Đúng vậy; sống ở trên cõi đời vài chục năm, làm sao mà không một hay nhiều lần bị mất mát người thân chứ; mất đi người thân yêu nó cũng giống như ta mất đi một phần thân mình; nhưng, nếu chúng ta không tìm kiếm một giải pháp tích cực cho nỗi đau mất mát người thân, chúng ta có thể bị sa sút về thể chất, cảm xúc, sự sáng suốt và tinh thần của chúng ta.

Những cảm xúc khi tiếp nhận sự thật thường đan xen lẫn lộn; đầu tiên, có thể là phủ nhận sự thật đau đớn; là phẫn nộ đối với người gây ra sự việc hay tai nạn, có khi là phẫn nộ với đối tượng tôn thờ trong tôn giáo mình đang theo; sau đó là sự hối hận vì nghĩ rằng do mình mà người ấy ra đi, do mình không chăm sóc tốt hay đã không dành đủ thời gian cho người đã mất hoặc chưa thổ lộ tình cảm của mình với họ, sự hối hận có khi khiến chúng ta suy sụp tới mức trầm cảm; sau đó là sự chấp nhận sau khoảng thời gian dài đau thương nhức nhối, chúng ta chôn kỉ niệm vào lòng và gắng gượng sống tiếp vì người ở lại.

Thật ra thì, đối với bất cứ mất mát nào, những cảm xúc như vậy đều xuất hiện bên chúng ta; và đó là những cảm xúc bình thường của một con người, hãy cứ buồn, cứ khóc đi; nhưng hãy cố gắng không đau buồn tới mức suy nghĩ tiêu cực.

Vâng; đối mặt với nỗi đau mất đi người thân là một điều hết sức khó khăn, khó khăn hơn của cải vật chất, khó khăn hơn tình yêu tình bạn, khó khăn hơn chuyện học hành công việc…; nhưng, ai cũng phải vượt qua nỗi đau, tự vực dậy chính mình mà đứng lên.

Mỗi người sẽ có cách vượt qua đau khổ, một cảm xúc thông thường của con người và ai cũng sẽ trải qua trong đời; khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm cách riêng cho mình để chữa lành nỗi đau và hồi phục tinh thần; có người thì tìm đến bạn bè và các thành viên trong gia đình để tìm sự chia sẻ, có người thì can đảm đối diện với nỗi đau để mà thừa nhận nó, có người thì tìm sự an ủi tâm hồn khi bước vào chốn tu hành linh thiêng; có người thì tham gia các nhóm hỗ trợ để tìm sự chia sẻ cảm thông giúp đỡ; nhưng cho dù là vượt qua đau khổ bằng cách nào đi chăng nữa, chúng ta cũng đừng quên nghĩ tới sức khỏe của bản thân mình.

Nói về mặt khoa học, thì luôn có mối liên kết giữa thể chất và tâm hồn; cho nên, khi tình trạng thể chất của chúng ta tốt thì cảm xúc của chúng ta cũng sẽ tốt; thế thì, điều trước tiên là chúng ta phải nâng cao sức khỏe, ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, luyện tập thể dục và tiến về phía trước; chú ý là uống rượu hoặc hút thuốc có thể làm dịu tâm trạng trong giây lát nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta nếu chúng ta lạm dụng nó.

Đối mặt với nỗi đau và sự mất mát là điều mà ai cũng phải trải qua trong đời; tất nhiên là mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách, kinh nghiệm sống, niềm tin và bản chất của sự mất mát.

Vượt qua nỗi đau mất đi người thân chắc chắn không dễ dàng gì; nhưng chúng ta vẫn phải vượt qua nỗi đau, tiếp tục sống và trải nghiệm những điều quý giá trên đời.

Có một điều cần lưu ý rằng, khi chúng ta mất đi người thân yêu, hãy đừng nghĩ đây là sự mất mát duy nhất; bởi vì, có nhiều, rất nhiều, nỗi mất mát trong cuộc đời của chúng ta, nếu chúng ta không đứng dậy, rồi chúng ta gục ngã, thì chúng ta sẽ trở thành nỗi mất mát cho những người thân yêu còn lại.

Đứng ở vị trí của người học Phật, đã hiểu Luật Sinh Tử Luân Hồi, đã phát nguyện Quy Y Tam Bảo và thọ trì Ngũ Giới, bằng ánh nhìn Trí Huệ, chúng ta phải thấy rằng; đối với bất cứ ai, việc người mình thương yêu qua đời là một sự mất mát to lớn; nó chính là một trong Tám Nỗi Khổ mà chúng ta đã đề cập; đó là nỗi khổ khi xa lìa người mình thương.

Cho dù đã đã trải qua một thời gian dài, nhưng nỗi nhớ thương, sự ân hận, sự day dứt vẫn còn đọng lại trong tâm chúng ta, vì lí do nào đó, có lẽ là điều mình chưa thực hiện được cho người ấy; khi chúng ta nghe bài hát hay câu chuyện nào liên quan đến người ấy, thì nỗi đau lại có dịp bùng lên, âm ỉ hay dữ dội.

Dẫu biết rằng Sinh Lão Bịnh Tử là quy luật của kiếp người, là chuyện thường tình xảy ra hằng ngày trong cuộc sống; nhưng khi người thân ra đi vì tuổi già sức yếu, hay bệnh tật, hoặc tai nạn, chúng ta vẫn đau khổ khôn nguôi.

Chúng ta sẽ cảm thấy dằn vặt hối hận vì lúc người thân ấy còn sống, chúng ta đã không biết trân quý, cứ vô tâm chúi đầu vào việc cơm áo gạo tiền mà quên bẵng chuyện quan tâm chăm sóc; và rồi, chúng ta từng hứa sẽ làm điều gì đó cho người thân ấy mà không làm được; hoặc vô tình làm cho họ buồn, thì nỗi đau này lại càng nhân lên nhiều lần.

Có những đứa con, bình thường luôn ngỗ nghịch ham chơi, không nghe lời cha mẹ, đến khi cha mẹ ra đi, thì cái cảm giác không thể chấp nhận sự thật là rất thường tình; tâm hồn người con ấy tràn ngập niềm ân hận và hối tiếc, bởi rất nhiều thứ, trong đó, nặng nề nhất là sự bất hiếu của mình đối với cha mẹ; niềm ân hận và hối tiếc sẽ khiến cho người con ấy đau khổ khôn nguôi.

Và ngược lại, người cha người mẹ mà mất đi đứa con mình thương yêu, cũng sẽ có những cảm giác dằn vặt, hối tiếc, đau khổ như vậy; điều đó càng khẳng định sự đúng đắn trong chân lí Khổ.

Dưới ánh nhìn của Trí Huệ, thì nguyên nhân của mọi sự đau khổ đều bắt nguồn từ sự tham ái; khi chúng ta tham đắm, yêu thương một thứ gì đó, chúng ta thường có khuynh hướng bám víu, nương tựa vào điều ấy, cho rằng điều ấy sẽ vĩnh viễn là của chúng ta; vì thế, khi những thứ chúng ta thương yêu mê thích mất đi, hay tan hoại theo thời gian, chúng ta sẽ khổ đau rất nhiều.

Dẫu rằng có học Phật Pháp, hiểu được giáo lí Vô Thường, nhưng dễ gì chúng ta quên được sự mất mát người chúng ta thương yêu; nên chi, chúng ta hiểu đạo lí là một chuyện, nhưng muốn thật sự được giải thoát khỏi đau khổ của Sinh Tử Luân Hồi, chúng ta phải thông qua quá trình công phu hành trì và cảm nhận bằng kinh nghiệm trực tiếp của bản thân trong một thời gian khá dài; thực tế cho thấy, có rất nhiều người học thuộc làu giáo lí, có thể bàn luận thao thao bất tuyệt những điều thâm thuý của Phật Pháp, nhưng khi đối diện với mất mát, họ vẫn đau khổ rất nhiều.

Chúng ta hãy lưu ý rằng; để không phải đau khổ trước những thịnh suy, thăng trầm, mất mát trong cuộc sống; một người xuất gia hay một Phật Tử, phải hằng tâm niệm rằng; ai Sinh ra, rồi cũng phải Già, cũng phải Bệnh, cũng phải Chết; những thứ chúng ta yêu thương nắm giữ, tất cả đều phải bị hoại diệt theo thời gian, tất cả đều phải trở về với cát bụi; có còn chăng sau khi chết đi, chỉ là mang theo cái Nghiệp của chính mình mà thôi!

Thật ra thì, đối với bất cứ mất mát nào, những cảm xúc như vậy đều xuất hiện bên chúng ta; và đó là những cảm xúc bình thường của một con người, hãy cứ buồn, cứ khóc đi; nhưng hãy cố gắng không đau buồn tới mức suy nghĩ tiêu cực.

Vâng; đối mặt với nỗi đau mất đi người thân là một điều hết sức khó khăn, khó khăn hơn của cải vật chất, khó khăn hơn tình yêu tình bạn, khó khăn hơn chuyện học hành công việc…; nhưng, ai cũng phải vượt qua nỗi đau, tự vực dậy chính mình mà đứng lên.

Mỗi người sẽ có cách vượt qua đau khổ, một cảm xúc thông thường của con người và ai cũng sẽ trải qua trong đời; khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm cách riêng cho mình để chữa lành nỗi đau và hồi phục tinh thần; có người thì tìm đến bạn bè và các thành viên trong gia đình để tìm sự chia sẻ, có người thì can đảm đối diện với nỗi đau để mà thừa nhận nó, có người thì tìm sự an ủi tâm hồn khi bước vào chốn tu hành linh thiêng; có người thì tham gia các nhóm hỗ trợ để tìm sự chia sẻ cảm thông giúp đỡ; nhưng cho dù là vượt qua đau khổ bằng cách nào đi chăng nữa, chúng ta cũng đừng quên nghĩ tới sức khỏe của bản thân mình.

Nói về mặt khoa học, thì luôn có mối liên kết giữa thể chất và tâm hồn; cho nên, khi tình trạng thể chất của chúng ta tốt thì cảm xúc của chúng ta cũng sẽ tốt; thế thì, điều trước tiên là chúng ta phải nâng cao sức khỏe, ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, luyện tập thể dục và tiến về phía trước; chú ý là uống rượu hoặc hút thuốc có thể làm dịu tâm trạng trong giây lát nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta nếu chúng ta lạm dụng nó.

Đối mặt với nỗi đau và sự mất mát là điều mà ai cũng phải trải qua trong đời; tất nhiên là mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách, kinh nghiệm sống, niềm tin và bản chất của sự mất mát.

Vượt qua nỗi đau mất đi người thân chắc chắn không dễ dàng gì; nhưng chúng ta vẫn phải vượt qua nỗi đau, tiếp tục sống và trải nghiệm những điều quý giá trên đời.

Có một điều cần lưu ý rằng, khi chúng ta mất đi người thân yêu, hãy đừng nghĩ đây là sự mất mát duy nhất; bởi vì, có nhiều, rất nhiều, nỗi mất mát trong cuộc đời của chúng ta, nếu chúng ta không đứng dậy, rồi chúng ta gục ngã, thì chúng ta sẽ trở thành nỗi mất mát cho những người thân yêu còn lại.

Đứng ở vị trí của người học Phật, đã hiểu Luật Sinh Tử Luân Hồi, đã phát nguyện Quy Y Tam Bảo và thọ trì Ngũ Giới, bằng ánh nhìn Trí Huệ, chúng ta phải thấy rằng; đối với bất cứ ai, việc người mình thương yêu qua đời là một sự mất mát to lớn; nó chính là một trong Tám Nỗi Khổ mà chúng ta đã đề cập; đó là nỗi khổ khi xa lìa người mình thương.

Cho dù đã đã trải qua một thời gian dài, nhưng nỗi nhớ thương, sự ân hận, sự day dứt vẫn còn đọng lại trong tâm chúng ta, vì lí do nào đó, có lẽ là điều mình chưa thực hiện được cho người ấy; khi chúng ta nghe bài hát hay câu chuyện nào liên quan đến người ấy, thì nỗi đau lại có dịp bùng lên, âm ỉ hay dữ dội.

Dẫu biết rằng Sinh Lão Bịnh Tử là quy luật của kiếp người, là chuyện thường tình xảy ra hằng ngày trong cuộc sống; nhưng khi người thân ra đi vì tuổi già sức yếu, hay bệnh tật, hoặc tai nạn, chúng ta vẫn đau khổ khôn nguôi.

Chúng ta sẽ cảm thấy dằn vặt hối hận vì lúc người thân ấy còn sống, chúng ta đã không biết trân quý, cứ vô tâm chúi đầu vào việc cơm áo gạo tiền mà quên bẵng chuyện quan tâm chăm sóc; và rồi, chúng ta từng hứa sẽ làm điều gì đó cho người thân ấy mà không làm được; hoặc vô tình làm cho họ buồn, thì nỗi đau này lại càng nhân lên nhiều lần.

Có những đứa con, bình thường luôn ngỗ nghịch ham chơi, không nghe lời cha mẹ, đến khi cha mẹ ra đi, thì cái cảm giác không thể chấp nhận sự thật là rất thường tình; tâm hồn người con ấy tràn ngập niềm ân hận và hối tiếc, bởi rất nhiều thứ, trong đó, nặng nề nhất là sự bất hiếu của mình đối với cha mẹ; niềm ân hận và hối tiếc sẽ khiến cho người con ấy đau khổ khôn nguôi.

Và ngược lại, người cha người mẹ mà mất đi đứa con mình thương yêu, cũng sẽ có những cảm giác dằn vặt, hối tiếc, đau khổ như vậy; điều đó càng khẳng định sự đúng đắn trong chân lí Khổ.

Dưới ánh nhìn của Trí Huệ, thì nguyên nhân của mọi sự đau khổ đều bắt nguồn từ sự tham ái; khi chúng ta tham đắm, yêu thương một thứ gì đó, chúng ta thường có khuynh hướng bám víu, nương tựa vào điều ấy, cho rằng điều ấy sẽ vĩnh viễn là của chúng ta; vì thế, khi những thứ chúng ta thương yêu mê thích mất đi, hay tan hoại theo thời gian, chúng ta sẽ khổ đau rất nhiều.

Dẫu rằng có học Phật Pháp, hiểu được giáo lí Vô Thường, nhưng dễ gì chúng ta quên được sự mất mát người chúng ta thương yêu; nên chi, chúng ta hiểu đạo lí là một chuyện, nhưng muốn thật sự được giải thoát khỏi đau khổ của Sinh Tử Luân Hồi, chúng ta phải thông qua quá trình công phu hành trì và cảm nhận bằng kinh nghiệm trực tiếp của bản thân trong một thời gian khá dài; thực tế cho thấy, có rất nhiều người học thuộc làu giáo lí, có thể bàn luận thao thao bất tuyệt những điều thâm thuý của Phật Pháp, nhưng khi đối diện với mất mát, họ vẫn đau khổ rất nhiều.

Chúng ta hãy lưu ý rằng; để không phải đau khổ trước những thịnh suy, thăng trầm, mất mát trong cuộc sống; một người xuất gia hay một Phật Tử, phải hằng tâm niệm rằng; ai Sinh ra, rồi cũng phải Già, cũng phải Bệnh, cũng phải Chết; những thứ chúng ta yêu thương nắm giữ, tất cả đều phải bị hoại diệt theo thời gian, tất cả đều phải trở về với cát bụi; có còn chăng sau khi chết đi, chỉ là mang theo cái Nghiệp của chính mình mà thôi!

Điều tâm niệm này là biện pháp tối ưu để triệt trừ sự kiêu mạn, sự say đắm về tuổi trẻ, về sức khoẻ, về sự sống, về những tham muốn vô hạn; đối với những người chưa hiểu về Luật Sinh Tử.

Điều tâm niệm này còn là phương thuốc chữa lành những nỗi đau mà chúng ta đối diện trong cuộc sống thường ngày; nhất là sự mất mát ra đi của những người mình thương yêu; nếu chúng ta hiểu và làm theo một cách đúng đắn, thì sẽ thấy tự tại và an lạc.

Vì sao vậy; vì sống chết là luật thường hằng; phải chấp nhận một cách can đảm và trách nhiệm; cứ ôm lấy nỗi sầu muộn, buồn thương thì được gì, chỉ mất thêm nữa mà thôi; có khóc than vật vã ngày này qua tháng nọ, thì người chết cũng không thể sống lại được; còn vô số bổn phận và trách nhiệm đang chờ chúng ta giải quyết, nếu không đảm đương tiếp tục mà cứ loay hoay với nỗi buồn của mình, thì chính chúng ta sẽ trở thành một kẻ ích kỉ.

Thay vì buồn đau, hối hận, dằn vặt, trách móc, tức giận, tự hủy hoại mình; chúng ta hãy thừa nhận sự mất mát, chấp nhận sự mất mát, và sống tiếp cuộc đời của chúng ta cho thật tốt.

Chúng ta hãy cố gắng học hỏi, hành trì Phật Pháp, để chuyển hoá những buồn khổ thành động lực và sức mạnh cho những yêu thương còn lại, bởi vì quanh chúng ta, ở cõi tạm, còn rất nhiều thứ để chúng ta phải thương yêu và chăm sóc.

Để rồi, một ngày nào đó, chúng ta cũng sẽ được gặp lại người chúng ta đã thất lạc ở đâu đó trong Sáu Cõi; trong khi chờ đợi được gặp lại, hãy năng bố thí cúng dường, làm các công tác từ thiện, đem các công đức tu học để hồi hướng cho người thương yêu đã mất.

Vậy nhé các anh chị, khi chúng ta nhìn sự mất mát bằng ánh mắt Trí Huệ, tất cả sẽ trở nên bình an, tốt đẹp và thanh tịnh…  

Nhìn người thương đã lìa trần, 

Tâm như lửa đốt, xác thân não nề. 

Quay cuồng giữa chốn u mê,

Phật rằng giác ngộ, trở về đường ngay.

Tĩnh tâm nghe Pháp sẵn bày,

Hiểu ra đạo lí, đưa tay, mở lòng.      

Vì chưng đâu phải mạng vong,

Vì chưng phần số long đong mỗi người.

Nhủ rằng Nhân Quả ai ơi,

Luân Hồi Sinh Tử, sáng ngời lí thiên.

Từ nay, từ biệt đảo điên;

Từ nay an lạc bình yên cõi mình…

Tôi cảm ơn quý vị, quý bạn đọc đã quan tâm và chia sẻ những bài viết trên trang Facebook của tôi! Tất cả chỉ là những hiểu biết của tôi, và tôi chỉ mới đi vào con đường Phật Pháp. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của những người hiểu biết, những bậc cao nhân, để tôi lắng nghe, tiếp thu, vì tôi vẫn đang là người đi tìm con đường để giải thoát phiền não, tìm đường để quay về với tự tánh, với chính mình. Trân trọng cảm ơn.

Huỳnh Uy Dũng

Pháp danh Tuệ Phước

Mời các bạn click vào để đọc trọn bộ Phật Pháp Ngày Nay của đại gia Huỳnh Uy Dũng tại đây!